I – Kỹ năng nghe (listening):
Band 0-4
Về phía học sinh:
Điểm 4 hoặc thấp hơn có nghĩa là tối đa 11-12 câu trên 40 được trả lời. Trình độ nghe ở mức độ này có giới hạn. Người nghe chỉ có thể hiểu được những từ đơn giản hoặc cảm thấy tốc độ nghe quá nhanh.
Học sinh ở mức độ này cần trau dồi, không chỉ làm những bài tập của sách IELTS của Cambridge (xem thêm mục V), mà nên luyện thêm kỹ năng nghe ở đời thực, v.d. nghe nhạc, nghe phim, vv. Cách tốt nhất lúc nào cũng là nghe người khác nói (nhiều giọng TA khác nhau; Anh Anh, Anh Mỹ, Anh Úc, vv), nhưng nếu không có điều kiện, nghe những gì mà mình thích, một bài hát hoặc là một bộ phim, để có thể cải thiện sự tiếp xúc với TA, là một điều tối thiểu.
Nghe nhạc lúc nào cũng là dễ nhất, những bài hát kinh điển của The Beatles chắng hạn (luôn có sẵn ở trên YouTube), sau đó nhìn vào lyrics (lời bài hát) để xem mình nghe được những từ nào. Nếu có từ nào mình không hiểu thì tra từ điển. Nếu chỉ cần hiểu được ý nghĩa một bài hát, nghe đi nghe lại, là đã có thể tiến bộ từ từ.
Đây vẫn là những bước đi đầu tiên trong quá trình học tập, nên không nên quá chú trọng mình có hiểu được hết không hay là cảm thấy không thoải khi không hiểu hết được. Nghe hiểu là một quá trình dài, cần dành ra thời gian để cảm nhận được cách mà một từ được phát âm, bối cảnh của một câu, và ý nghĩa của một đoạn văn. Nghe ở mức độ này, nói tóm lại, là nghe gì cũng được, nghe càng nhiều càng tốt.
Song song với đó, những bài tập của sách IELTS cũng khá là quan trọng. Luyện tập để biết cách làm, để nghe được những từ trọng điểm, đòi hỏi một đôi tai có thể hiểu được bối cảnh của đoạn hội thoại. Nhưng hơn hết, phải duy trì được niềm vui học tập. Chính vì vậy, nghe nhạc, xem phim, cũng là một cách học.
Về phía giáo viên:
Đã có thể cho học sinh học vào giáo trình. Luyện những bài nghe đơn giản, kèm theo những tư liệu thực tiễn phù hợp với trình độ của học sinh.
Band 5-6
Về phía học sinh:
Tiếp tục nghe hiểu càng nhiều càng tốt, mọi lúc mọi nơi nếu có thể. Nghe những gì mà mình thích vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để tập trung và tiếp thu. Nếu có thể, nghe không cần dùng phiên dịch; nghe TA để hiểu TA và tìm định nghĩa (definition*) bằng TA.
Về phía giáo viên:
Tùy vào khả năng của học sinh, sẽ không cần dùng những giáo trình nào khác ngoài quyển luyện thi IELTS. Khuyến khích sử dụng những tư liệu bên ngoài, ví dụ như là một bản tin BBC, để luyện cho học sinh nghe được sát đời thực.
Band 7-9
Về phía học sinh:
Đã có thể thực hành tự học, tự khám phá. Nên nghe những tư liệu phức tạp, càng chuyên ngành càng tốt. Ở mức này học sinh nên tự cảm thấy là không cần phải dịch TA từ trong đầu nữa. Nên tập chỉ tư duy tiếng Anh ở lúc này. Tự luyện tập thi IELTS. Kèm theo đó nghe thêm podcasts, news, online lectures, documentaries, audiobooks, vv.
Về phía giáo viên:
Hộ trợ học sinh luyện thi IELTS và đóng góp thêm tư liệu bên ngoài; giúp đỡ học sinh nghe hiểu tốt hơn.
II – Kỹ năng đọc (reading)
Band 0-4
Về phía học sinh:
Trả lời tối đa được 10-12 câu trên 40. Trình độ đọc hiểu ở mức này có giới hạn. Người đọc chỉ hiểu được những ý đơn giản hoặc trả lời theo cảm tính về những từ trọng điểm nằm trong câu hỏi, nhưng không hiểu được nội dung dẫn đến câu trả lời.
Ở mức độ này, cũng như nghe vậy, cần đọc càng nhiều càng tốt. Nhưng khác với nghe, hãy chỉ nên đọc những quyển sách văn học (hoặc lý thuyết) dễ nhất có thể. Ở hiệu sách bán rất nhiều những quyển sách có ghi rõ mức độ. Thường là 1, 2, 3, 4, 5. Nếu hiểu rõ mức độ một có thể chuyển lên mức độ 2. Khó đủ để cho mình tiếp cận. Nếu thấy sách nhiều từ có hơn 3 syllables (âm tiết), nhiều khả năng nó ở một mức độ cao hơn.
Kèm theo đó, nếu cảm thấy có thể đọc báo được (The Guardian, The New York Times, The Wall Street Journal, vv), thì nên tiếp cận dần dần.
Cũng nên đọc hiểu những bài tập IELTS để hiểu được tại sao một câu trả lời lại được trả lời theo một cách mà không phải như mình hình dung. Cần phải đọc cả câu liên quan đến câu hỏi và có được sự hiểu biết toàn diện.
Về phía giáo viên:
Dạy cho học sinh những kỹ năng cơ bản về cách học và sử dụng từ mới. Ở mức độ này chưa có thể dịch từ tiếng của mình qua TA, nên tìm cách dịch đơn giản nhất hoặc nếu có thể giải thích bằng synonyms (những từ đồng nghĩa) thì cũng nên cho học sinh tiếp cận dần đến giải thích TA bằng TA.
Giáo trình về ngữ pháp cơ bản ở giai đoạn này cũng khá quan trọng.
Kèm theo việc dạy IELTS, giáo viên nên chọn thêm những quyển sách nào phù hợp với khả năng của học sinh và bắt đầu dạy đọc hiểu.
Band 5-6
Về phía học sinh:
Đã bất đầu có thể đọc báo. Đọc những cuốn tiểu thuyết đơn giản, ví dụ như là young adult fiction. Nên đọc những gì phù hợp với trình độ của mình. Nếu khó quá, đọc những quyển dễ hơn. Nếu dễ quá, tăng mức độ của bài đọc.
Bắt đầu tập dần quá trình tự định nghĩa bằng TA. Nếu có thể, sử dụng từ điển Anh Anh từ lúc này.
Về phía giáo viên:
Trợ giúp học sinh đọc hiểu, làm bài tập. Chọn lựa tài liệu phù hợp. Dạy cho học sinh cách thức phê bình văn học.
Band 7-9
Về phía học sinh:
Ở mức độ này nên thử thách khả năng của mình bằng việc đọc những bài báo, tiểu thuyết, sách phi hư cấu (non-fiction). Nên tập thói quen đọc mỗi ngày. Một tháng có thể đặt mục tiêu đọc được 2 quyển sách. (Chủ đề tùy theo ý thích của mình.)
Về phía giáo viên:
Đọc cùng học sinh, tham gia bàn luận về những gì đã đọc. Theo đó hiểu thêm được từ mới, những cách sáng tạo trong việc sử dụng từ và câu.
III – Kỹ năng viết (writing):
Band 0-4
Về phía học sinh:
Ở mức độ này những bài luận được viết khá đơn giản. Sự hạn chế của từ vựng, của ngữ pháp và nội dung có thể được nhận thấy rõ ràng.
Ngoài việc hiểu được hệ thống của hành văn (introduction, body, conclusion) và luyện tập sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Còn cần phải hiểu được những sự khác biệt cơ bản của những cách luận văn khác nhau (informative vs. argumentative) trong Task 2 và cách diễn đạt cơ bản của đồ họa trong Task 1.
Ngoài việc đó, cần tăng vốn từ vựng, ngữ pháp và cách bày tỏ (quan điểm) của riêng mình.
Giữ một quyển nhật ký, ghi về những sự việc xảy ra trong ngày (bằng TA), hoặc là tự viết lên quan điểm của mình về một vấn đề xã hội, là một cách hiểu quả để tập viết. Ở gian đoạn này, hiểu được cách dịch suy nghĩ của mình từ tiếng bản ngữ của mình ra tiếng Anh không dễ nhưng nó là một hành trình dũng cảm. Sự dụng Google Translate, mặc dù không đúng 100%, rất là hiệu quả để đưa được từ và ý tưởng của mình ra. Không nên sợ viết sai bởi vì lúc nào cũng có thể sửa được. Chia sẻ bài viết đó cho bạn bè, thầy cô để sửa và chấm cho mình.
Cùng với đó cần phải cải thiện được basic grammar (ngữ pháp cơ bản).
Về phía giáo viên:
Dạy cho học sinh cách viết những bài luận cơ bản nhất. (Sử dụng giáo trình dạy viết IELTS trong khâu này rất hiệu quả.) Tích cực sửa những lỗi về chính tả (spelling) và ngữ pháp (grammar) và giải thích cho học sinh hiểu được tại sao những lỗi đó lại sai.
Có thể bắt đầu cho học sinh viết những dòng nhật ký (journal) hang ngày về một chủ đề đơn giản nào đó. Hướng dẫn cho học sinh từ vựng để thể hiện được quan điểm riêng của mình.
Band 5-6
Về phía học sinh:
Ở gian đoạn này cần tích cực viết những bài luận IELTS với sự hướng giẫn của giáo viên.
Kèm theo đó, học sinh đã bắt đầu có thể tập cách diễn giải (paraphrasing*) ý tưởng của một bài báo hay là một bài luận theo ý riêng của mình. Kèm theo đó là kỹ năng tóm tắt (summarizing*) và phê bình (critiquing*).
Ví dụ học sinh có thể tập viết một bài luận riêng để chỉ ra nhưng lỗi lầm của một bài luận khác của mình. Không chỉ là những lỗi về ngữ pháp mà còn là ý tưởng. Theo đó học cách nhìn vào một bài viết theo một góc độ (perspective) khác.
Về phía giáo viên:
Tập trung dạy cho học sinh cách viết IELTS task 1 và task 2 một cách hiệu quả nhất sử dụng giáo trình.
Đưa ra nhiều chủ đề cho học sinh viết luận. Sử dụng nhiều cách thức hành văn khác nhau. Chỉ cần dùng giáo trình IELTS là đủ. Không thì sử dụng thêm quyển AS Level English để dạy thêm về những cách viết mang khía cạnh văn học.
Band 7-9
Về phía học sinh:
Ở mức độ này học sinh hoàn toàn có thể viết được luận án cho đại học. Nếu không có những dự án viết nào, ví dụ như là viết sách, thì nên tập trung vào nâng điểm IELTS hết mức có thể.
Nên tập trung song song với kỹ năng viết với kỹ năng đọc. Vì phải đọc được thì mới được. Đọc càng nhiều thì càng có thể viết được nhiều chủ đề hơn.
Về phía giáo viên:
Hộ trợ học sinh học viết. Phản hồi hết sức có thể. Đưa ra gợi ý cho học sinh viết hay hơn. Không chỉ về ngữ pháp và cách dùng từ, mà còn là về ý tưởng. Ví dụ, cùng là về một luận điểm, nhưng sẽ có rất nhiều cách diễn tả luận điểm đó. Giáo cần phải hỗ trợ học sinh diễn tả được quan điểm của mình theo những cách hiệu quả, sâu sắc nhất có thể.
IV – Kỹ năng nói (speaking):
Band 0-4
Về phía học sinh:
Ở mức độ này học sinh nói tiếng Anh ở mức độ đơn giản nhất, có thể không giải thích được nhiều điều muốn nói và có thể không sử dụng được những từ ngữ phức tạp để thể hiện những điều đó.
Để có thể nói được gần giống với người bản xứ, (và nên đặt mục tiêu như vậy vì sẽ phù hợp hơn trong giao tiếp), sẽ hiệu quả nếu lặp lại, sao chép, y hệt những cử chỉ, âm điệu, giọng nói của một người nói tiếng Anh nhuần nhuyễn. Áp dụng cách mình nghe trong cách mình nói. Nghe thế nào nói y hệt như thế. Trong âm nhạc và phim ảnh. Chú trọng đến pronunciation (phát âm) và intonation (âm điệu). Không cần quá quan trọng hóa accent (giọng bản địa). Sao chép không có thể vẫn chưa đủ, mà mình còn cần phải thể hiện được theo cách của mình.
Nếu giao tiếp trực tiếp được với người bản xứ thì vẫn là tốt nhất, để luyện được kỹ năng nói. Nếu không có người bản xứ, vẫn nên tìm cách giao tiếp thường xuyên. Vì càng nói nhiều mình sẽ càng quen. Kể cả nói tiếng Anh với ai mà nói chuyện được, không cần phải là người bản xứ, thì đó vẫn sẽ là cơ hội luyện tập. Nếu không tìm được ai, nói chuyện với bản thân mình (bằng TA) cũng là một cách để tâp phản xạ và tự điều chỉnh mỗi khi mình mắc lỗi. Theo cách đó, tự ghi âm giọng nói của mình, tự nhận định những lỗi về phát âm và ngữ pháp, tự sửa và lặp lại, cũng là một cách hiểu quả để tập nói.
Về phía giáo viên:
Luyện tập nói với học sinh sử dụng những cuộc hội thoại đơn giản nhất trong giáo trình (hoặc là theo cách giao tiếp ở ngoài đời thực.) Cố gằng tối đa chỉ sử dụng TA với học sinh. Ở mức độ này nên tập cho học sinh nói TA chuẩn (về khía cạnh phát âm nghe hiểu) ngay từ đầu. Cho học sinh luyện ngữ âm (phonetics) theo giáo trình.
Band 5-6
Về phía học sinh:
Tiếp tục tập nói theo cách đã học. Bắt đầu tìm hiểu thêm về diễn thuyết trước công chúng (public speaking) và tự chuẩn bị những bài phát biểu riêng của mình. Ở mức độ này học sinh nên nói trôi chảy về một chủ đề nào đó không gián đoạn trong vòng 2 phút.
Luyện tập nói ở một không gian riêng hoặc trước một số người ở nhận sự đánh giá. Tập tăng âm lượng (volume) một cách to nhất có thể để tạo được tiếng vang (resonance) và sự tự tin (confidence) trong giao tiếp.
Về phía giáo viên:
Sử dụng những bài tập IELTS để luyện nói cho học sinh. Chữa những lỗi cơ bản về phát âm, ngữ pháp, từ vựng và cách diễn đạt ý tưởng. Nếu có thể chỉ sử dụng TA kể cả trong quá trình phản hồi. Dạy cho học sinh cách tiếp thu và tư duy như một người bản xứ.
Dạy cho học sinh diễn thuyết về nhiều chủ đề khác nhau và hơn hết, cách giải thích ý tưởng của mình một cách dễ hiểu nhất.
Band 7-9
Về phía học sinh:
Ở mức độ này học sinh nên tập diễn thuyết không gián đoạn ít nhất là 7 phút. Đã nó thể tự giới thiệu về những cái riêng về bản than mình và xử lý được những câu hỏi IELTS. Theo đó học sinh nên tự bảo vệ được ý tưởng của mình sử dụng tư duy logic (logical reasoning) và hùng biện (debate).
Tích cực tập diễn thuyết về những chủ đề, tốt nhất là không thuộc về chuyên môn và sở thích của mình, để mở rộng phạm vi giao tiếp trong đời sống, công việc và diễn ngôn.
Về phía giáo viên:
Nghe học sinh phát biểu và tích cực phản hồi, đưa ra gợi ý để học sinh có thể diễn đạt tốt hơn.
V – Giáo trình (curriculum):
ĐĂNG KÝ HỌC NGAY